Bài phỏng vấn: Khó khăn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

09/06/2023
Thời gian qua, huyện Ia Grai đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tuy nhiên trong quá trình tthực hiện  huyện gặp không ít khó khăn, vướng mắc, cần được tháo gỡ để nâng cao hiệu quả Chương trình. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện về vấn đề này.
 
 
ANH-BAI-PHONG-VAN-BA-NGUYEN-THI-PHUONG-THAO.jpg
Ảnh: Chương trình MTTQ giảm nghèo bền vững giúp nhiều gia đình có sinh kế để phát triển sản xuất – Minh Thoan
Phóng viên: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc trao đổi ngày hôm nay!
Xin bà cho biết về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 trên địa bàn huyện?
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Lao động- Thương binh và xã hội: Trong năm 2022, theo kết quả ra rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 trên địa bàn huyện còn 2.389 hộ nghèo, chiếm 8,7% tổng số hộ trên địa bàn. Phòng đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch giảm nghèo. Đồng thời, Phòng đã tham mưu văn bản đề xuất UBND huyện giao các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Đặc biệt, xã Ia Khai, Phòng đã quan tâm, chú trọng đề xuất UBND huyện phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG, đồng thời lồng ghép các chương trình hỗ trợ để phấn đấu đến cuối năm 2023 đưa xã Ia Khai về đích đúng hẹn.
Phóng viên: Hiện tại huyện đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì trong thực hiện giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo, xin bà cho biết cụ thể?
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Trong năm 2022, tổng nguồn vốn về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ về cho huyện là 2,87 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn 2022 đến đầu năm 2023 mới được phân bổ về cho huyện. Đây cũng là một khó khăn khi thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Mặt khác, theo quy định mới, chưa có Quyết định cụ thể một hộ được hỗ trợ bao nhiêu vốn nên rất khó cho xã trong quá trình thực hiện việc phân bổ nguồn vốn và xác định mức hỗ trợ. Khó khăn thứ hai là nguồn vốn đối ứng. Nhà nước chỉ hỗ trợ 60%, trong khi những đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật nguồn vốn đối ứng hạn chế. Cho nên rất khó khăn khi thực hiện. Khó khăn thức ba là vốn xoay vòng. Khác với giai đoạn trước, giai đoạn 2022-2025 thì đối với các Chương trình Mục tiêu quốc gia các gia đình được phân bổ vốn, hàng năm đều phải thu hồi vốn xoáy vòng đối với nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ. Nên các xã, các hộ nhận vốn rất lúng túng. Bởi đa số các hộ tham gia nền kinh tế họ yếu, khả năng đến cuối nhiệm kỳ thu hồi vốn là rất khó…
Phóng viên: Xin bà cho biết về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2023?
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Năm 2023, đối với Nguồn vốn Chương trình MTQG dự kiến phân bổ trên 7,1 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, Phòng đã phối hợp với Phòng Tài chính để tham mưu đề xuất UBND huyện phân bổ nguồn vốn. Đồng thời, lấy ý kiến của các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn tham mưu sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng đối với xã nghèo, xã về đích nông thôn mới…
Xin cảm ơn bà!
Minh Thoan
Lượt xem: 36
Các tin khác
    Lan tỏa những việc làm ý nghĩa chung tay phòng chống dịch bệnh Lan tỏa những việc làm ý nghĩa chung tay phòng chống dịch bệnh
    Huyện Ia Grai chủ động phòng chống dịch Covid-19 Huyện Ia Grai chủ động phòng chống dịch Covid-19
    Ia Bă: Công bố xã Ia Bă đạt chuẩn Nông thôn mới Ia Bă: Công bố xã Ia Bă đạt chuẩn Nông thôn mới
    Ia Bă về đích Nông thôn mới Ia Bă về đích Nông thôn mới
    Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 22 khoá XVII (mở rộng) Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 22 khoá XVII (mở rộng)