Trang chủ > Giới thiệu chung > Quá trình hình thành và phát triển
I. Giới thiệu:
Ia Yok là một xã được thành lập, chia tách từ xã Ia Sao theo Nghị định số 39/2006/NĐ-CP ngày 21 thaùng 4 năm 2006 của Chính phủ. Với diện tích tự nhiên khi chia tách là 2.642,71 ha. Dân số 10.316 người với 2.489 ha bao gồm 172 ha người dân tộc tại chỗ, 896 nhân khẩu tập trung chủ yếu ở hai làng (Boà 1 vaø Boà 2). Số dân còn lại là người kinh phân bố ở 4 thôn, làng và 9 cụm trên cơ sở các  đội sản xuất trong các Công ty cà phê bao gồm Công ty cà phê 706, Công ty cà phê Ia Sao 1, Công ty cà phê Ia Sao 2 cà Công ty TNHH MTV cà phê Gia Lai). Sau quá trình điều chỉnh địa giới hành chính năm 2007, một số cụm dân cư được bàn giao về cho xã Ia Nhin. Vì vậy, dân số và diện tích tự nhiên của xã có sự thay đổi.

Tổng dân số toàn xã đến nay theo số liệu thống kê cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản (tính đến tháng 7 năm 2016) là: 2.086 hộ, 7.449 khẩu với 13 thôn, làng, trong đó có 11 thôn và 2 Làng (Làng Bồ 1 và Bồ 2).
Người ĐBDTTS là 226 hộ với 1.028 nhân khẩu chiếm 13,8% dân số toàn xã.
II. VỊ trí địa lý:
Xã Ia Yok là xã vùng II của huyện Ia Grai nằm về phía đông bắc huyện, cách trung tâm huyện khoảng 22 km, diện tích tự nhiên của xã  2.555,22 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 2.059,98 ha, chiếm 80,62 % diện tích tự nhiên; đơn vị hành chính xã Ia Yok gồm có 13 thôn, làng có giới cận như sau:

+ Đông: Giáp xã Ia Sao – huyện Ia Grai.
+ Tây: Giáp xã Ia Bă, Ia Hrung – huyện Ia Grai.
+ Nam: Giáp xã Ia Hrung – huyện Ia Grai.
+ Bắc: Giáp xã Ia Nhin và xã Nghĩa Hòa huyện Chư Pảh.
Xã Ia Yok hệ thống giao thông phân bố tương đối thuận lợi nối từ trung tâm xã đến UBND huyện Ia Grai khoản 22km, đường giao thông huyết mạch từ   Ia Sao, IaYok, Ia Bă, Ia Hrung. Có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt lẫn trong tương lai. Chính vị trí địa lý này sẽ có những tác động đến sự phát triển của địa phương trong việc lưu thông hàng hóa v.v…
III. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Trong 5 năm qua, giai đoạn 2011-2016, xã Ia Yok đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 13,36% tương ứng với 286 hộ nghèo, hộ cận nghèo 185 hộ. Cho đến nay tính đến 30/7/2017 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,4% tương ứng với 155 hộ nghèo, hộ cận nghèo là 135 hộ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh được củng cố. Quá trình xây dựng Nông thôn mới đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, năm 2011 số tiêu chí đạt nông thôn mới chỉ có 5/19 tiêu chí đạt chuẩn. Đến nay (tháng 7 năm 2017) xã nhà đạt 17/19 tiêu chí còn 02 tiêu chí chưa đạt là Tiêu chí chợ và Hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật. Đến hết năm 2017 xã nhà hoàn thiện xong 02 tiêu chí và về đích Nông thôn mới – là xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.  
Trên lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng lên theo từng năm năm 2011 mới chỉ đạt 8,85 triệu đồng/người/năm, đến nay 7/2017 đạt trên 31 triệu đồng/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 20%/năm. Trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 15,2%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 50,95%, thương mại - dịch vụ tăng 33,85%.    Trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của xã: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đang được từng bước đầu tư, một số tuyến đường trục thôn, liên thôn và đường liên xã đã được nhựa, bê tông hóa thuận tiện hơn trong việc đi lại và giao thương, buôn bán; hệ thống điện, trường học, trạm y tế cơ bản đã đã được đầu tư xây dựng đạt chuẩn Nông thôn mới. Hệ thống thủy lợi kênh mương, hồ chứa nước phân bổ rất hợp lý.
Địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên đất đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn trái, bời lời...., cây hàng năm như: Ngô lai, lúa .... và các loại rau màu. Nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối phong phú, phân bố đồng đều, khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới, ít bị thiên tai, lũ lụt.
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao (chiếm 60,4%), cần cù, chịu khó, có ý thức vươn lên. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng; Tình hình an ninh, chính trị, an toàn xã hội ổn đinh
 Cơ cấu cây trồng chuyển đổi nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh; Sản lượng lương thực bình quan đạt 1.200 tấn/năm sản lượng cà phê nhân bình quân 18.578 tấn/năm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng khá, tổng đàn gia súc đều tăng so với năm 2005; một số loại hình chăn nuôi khác như nuôi ong và nuôi cá nước ngọt đã hình thành và phát triển.
Tổng vốn đầu tư phát triển trong cả giai đoạn đạt trên 8,55 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn tín dụng và vốn của nhân dân trong cơ cấu vốn đầu tư tăng nhanh, hiệu quả đầu tư được nâng lên. Các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Đến nay, xã có đường giao thông ô tô đi được đến tận thôn, làng đã được nhựa hóa đạt 100% chuẩn nông thôn mới, 100% số thôn, làng có điện lưới quốc gia, hơn 98% số hộ sử dụng điện, trên 95% số hộ sử dụng nước sạch, xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và đang tiếp tục duy trì nâng cao về chuẩn y tế. 100% trường lớp học và nhà ở giáo viên được xây dựng kiên cố, hiện xã không còn nhà tạm cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Mạng lưới viễn thông được đảm bảo phát sóng BTS phủ sóng trên khắp địa bàn đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Đến nay, toàn xã có 10 doanh nghiệp, cùng với hàng trăm hộ kinh doanh cá thể hoạt động hiệu quả, khai thác, sử dụng tốt tài nguyên đất đai, khoáng sản trên địa bàn, hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của xã, tham gia tích cực vào các hoạt động an sinh xã hội.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Xã đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS; xã có 03/4 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 02 trường tiểu hoạc đạt chuẩn và 01 trường Mầm non 1/5 đạt chuẩn). Quan tâm chăm sóc, khám - chữa bệnh cho nhân dân. Các Chương trình 134, 135 của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả thiết thực. Kết cấu hạ tầng ở các thôn, làng người tại chỗ vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên; cơ bản hoàn thành việc giải quyết đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 34% năm 2006 đến nay còn 7,4%; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với nước được đẩy mạnh, đến nay các gia đình chính sách đều có mức sống tương đối ổn định và cao hơn mức sống trung bình trong vùng; công tác quốc phòng - an ninh có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực, cơ bản được giữ vững, ổn định.
Phát huy những kết quả đạt được, phương hướng, mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015 là: Khai thác tiềm năng lợi thế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đưa kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững. Giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện rõ nét đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.