Trang chủ > Giới thiệu chung > Quá trình hình thành và phát triển

1. Điều kiện tự nhiên
Xã Ia Dêr nằm trên đường tỉnh lộ 664 cách thị trấn Ia Kha 18 km về phía Tây,  nằm trong khoảng toạ độ địa lý 13056’24” đến 14001’39” độ vĩ bắc và 107053’13” đến 107059’11” độ kinh đông. Vị trí tiếp giáp với các xã, huyện như sau:
- Phía Đông giáp TP Pleiku;
- Phía Tây giáp xã Ia Hrung và thị trấn Ia Kha huyện Ia Grai;
- Phía Nam giáp xã Ia Pếch huyện Ia Grai;
- Phía Bắc giáp xã Ia Sao huyện Ia Grai.
Nhìn chung địa hình xã Ia Dêr tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 650- 700m. Độ dốc trung bình từ 8 - 150. Địa hình có hướng thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam. Tiểu vùng khí hậu: yếu tố nhiệt, ẩm phong phú. Nhiệt độ trung bình 22-250C, tổng nhiệt độ năm 8000 - 90000C, lượng mưa 2400-2800 mm. Khí hậu của vùng nóng, ẩm thích hợp với cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, nhất là cà phê, cao su, điều, bò thịt.
2. Đặc điểm xã hội
Xã Ia Dêr có 13 thôn, làng với tổng dân số 2.476 hộ với hơn 11.000 nhân khẩu. Tổng diện tích tự nhiên là 6.169,35 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.633,23. Đất phi nông nghiệp 512,49 ha. (Bao gồm: đất ở: 154,6 ha; đất chuyên dùng: 301,36 ha). Đất chưa sử dụng: 23,64 ha.
Ngành nghề chính chủ yếu ở xã là nông nghiệp.
* Về cơ sở hạ tầng:
- Điện:
Số hộ sử dụng điện của xã là 2.476/2.476 hộ, đạt 100%; Trong đó số hộ sử dụng điện an toàn là 2.476, tỷ lệ 100% so với số hộ sử dụng điện.
- Giao thông: Triển khai đầu tư và làm các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đi các làng.
- Thủy lợi: địa bàn xã có 01 công trình là đập Ia Tên do xã quản lý, hiện nay công trình đang đáp ứng được yêu cầu tưới nước chủ động đạt từ 80% trở lên.
- Nước sinh hoạt: Dân cư trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt bằng nước giếng đào nhìn chung đảm bảo vệ sinh, một số hộ đồng bào DTTS vẫn còn lấy nước tại điểm nước giọt trong thôn làng để ăn uống, tắm giặt.
- Hiện nay trên toàn xã có 04 trường học thuộc 3 cấp học:
+ Trường Mẫu giáo 30/4: gồm 01 điểm chính và 09 điểm trường lẻ.
+ Trường Tiểu học Lý Tự Trọng:  gồm 01 điểm chính ở trung tâm xã và 04 điểm trường lẻ.
+ Trường Tiểu học Ngô Mây: gồm 01 điểm chính ở làng Breng 2 và 3 điểm trường lẻ.
+ Trường Trung học cơ sở Trần Phú: có 1 điểm trường chính ở làng Breng 1.
Trạm y tế xã: trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu; trạm có 05 cán bộ y tế; Trong đó có 01 bác sĩ và 05 nhân viên y tế có trình độ trung cấp, sơ cấp. Công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm. Thực hiện chương trình Y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được triển khai tích cực; Công tác phòng chống suy dinh dưỡng cân nặng, chiều cao ngày được cải thiện; Công tác phòng chống dịch bệnh: Tổ chức tuyên truyền về các dịch bệnh và vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng bọ gậy phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, dịch Bạch Hầu, dịch Covid-19, chân tay miệng trên địa bàn, đã tổ chức phun hóa chất khoanh vùng ổ dịch.
3. Kinh tế xã hội:
Trong những năm qua có bước phát triển, bộ mặt nông thôn dần dần thay đổi, đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với tiềm năng lợi thế của vùng. Đất đỏ bazan phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp có giá trị cao như: tiêu, cà phê. 
Xã được huyện quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhất được cải thiện, các tuyến đường trong nội thôn, bộ mặt xã ngày một thay đổi, nhà cửa khang trang, to đẹp hơn, nhận thức của nhân dân ngày một nâng lên. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Lực lượng công an, dân quân không ngừng được củng cố, được bồi dưỡng nghiệp vụ và được huấn luyện hàng năm nên cơ bản đã có đủ bản lĩnh về chính trị , về thực lực để hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống có thể xảy ra.
4. Truyền thống văn hóa:
Người Jrai vẫn duy trì các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình: nữ mặc váy, nam mặc khố (có họa tiết hoa sặc sỡ) trong các dịp lễ đặc biệt. Không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên được người Jrai gìn giữ và phát huy, tạo nên nét độc đáo trong bản sắc của dân tộc Jrai.
Xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 12/13 thôn, làng, người Jrai phần lớn theo chế độ mẫu hệ.