NGHỊ ĐỊNH 115/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

17/10/2021

NGHỊ ĐỊNH 115/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

 
Ngày 04 tháng 9 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.
            Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 Chương 39 Điều, nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có tính răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP:
            - Quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể lên tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
            - Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo; tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm.
            - Quy định nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung nghiêm khắc hơn: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; đình chỉ hoạt động có thời hạn; buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm; buộc tiêu hủy thực phẩm; buộc thu hồi thực phẩm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn…
            - Nghị định cũng quy định các vi phạm về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn. 
            - Quy định rõ hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các loại hình khác nhau, ứng với mức tiền phạt khác nhau.
          - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đã bổ sung và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở, kiến thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; vi phạm quy định tự công bố sản phẩm; tăng mức xử phạt khi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm…
            - Quy định về công tác hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP./.
 
Lượt xem: 8
Các tin khác
    Lan tỏa những việc làm ý nghĩa chung tay phòng chống dịch bệnh Lan tỏa những việc làm ý nghĩa chung tay phòng chống dịch bệnh
    Huyện Ia Grai chủ động phòng chống dịch Covid-19 Huyện Ia Grai chủ động phòng chống dịch Covid-19
    Sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh 9 tháng đầu năm Sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh 9 tháng đầu năm
    Gia Lai: Xử phạt 4 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm Gia Lai: Xử phạt 4 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
    Gia Lai tăng cường kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm dịp Tết Gia Lai tăng cường kiểm tra đột xuất an toàn thực phẩm dịp Tết