Xã Ia Pếch bảo tồn văn hóa cồng chiêng

09/11/2023
Cùng với chú trọng phát triển kinh tế- xã hội, xã Ia Pếch cũng luôn quan tâm bảo tồn văn hóa cồng chiêng bằng nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó  việc tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng góp phần vận động  người dân cùng chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
 
 
ANH-XA-IA-PECH-NO-LUC-BAO-TON-CONG-CHIENG.JPG


Tại
 Liên hoan văn hóa cồng chiêng xã Ia Pếch lần thứ II được tổ chức mới đây có 7 đội cồng chiêng đến từ 7/7 thôn, làng trên địa bàn xã với hơn 300 nghệ nhân tham gia. Các làng đều chuẩn bị chu đáo đạo cụ biểu diễn, trang phục, hóa trang.
Điều đặc biệt và ấn tượng nhất tại Liên hoan lần này của xã Ia Pếch là sự tham gia của các đội cồng chiêng trẻ đến từ các làng: Nang Long – O Sơr, làng De Chí, làng O Gia. Dưới sự dẫn dắt của các nghệ nhân có kinh nghiệm, các em đã tham gia diễn tấu các bài cồng chiêng rất nhuần nhuyễn và đầy hào hứng, say mê. Mặc dù còn ít tuổi nhưng các bài chiêng  được các em thể hiện rất mượt mà, vang vọng. Hòa cùng với đó là những điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của đội xoang nhí. Em Rơ Lan Gươn
(Làng Nang Long – O Sơr, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Em rất vui khi được tham gia Liên hoan. Qua đây sẽ góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc mình…”.
Bên cạnh các đội cồng chiêng trẻ, Liên hoan còn có 4 đội cồng chiêng lớn đến từ làng Sát Tâu, O Pếch, Ku Tong, O Grang. Làng Sát Tấu đánh chiêng ca ngợi quê hương đất nước; làng O Pếch với bài chiêng mừng các anh hùng, chiến sỹ trở về; làng Ku Tong, O Grang diễn tấu bài chiêng ngày hội đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài tiếng cồng, tiếng chiêng, những điệu xoang cuốn hút, tại Liên hoan, xã Ia Pếch còn tổ chức 7 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản vật, ẩm thực của địa phương để du khách tham quan, thưởng thức như: gà nướng, cơm lam, ché rượu cần, trái cây, rau củ ở vườn nhà … Chị Nguyễn Thị Lúa (Làng O Grang, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Xã Ia Pếch tổ chức Lễ hội nên gia đình trồng được ít bưởi da xanh xen canh cà phê để kiếm thêm thu nhập. Mình thấy Lễ hội rất vui”.
Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng luôn được xã Ia Pếch quan tâm. Đến nay, xã đã thành lập được 7 đội cồng chiêng thanh – thiếu niên tại 7 làng để truyền dạy đánh chiêng, múa xoang. Ngoài ra, các trường học trên địa bàn xã cũng đã có đội cồng chiêng trong nhà trường.
Thông qua liên hoan lần này góp phần khích lệ, động viên và nhân rộng những mô hình, nhóm cồng chiêng thanh-thiếu niên tại địa phương. Đây cũng là dịp để xã lựa chọn đội cồng chiêng tiêu biểu để chuẩn bị tham gia Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2023 diễn ra từ ngày 16-18/11 tới. Bà Phạm Thị Kim Tuyến (Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cho biết: “Liên hoan có 7/7 thôn làng tham gia và có đội cồng chiêng thiếu niên. Đây là một trong những thành công của Liên hoan trong điều kiện xã còn nhiều khó khăn. Đây cũng là sân chơi, cơ hội giao lưu giữa các nghệ nhân trên địa bàn xã…”.
Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải nhất đội cồng chiêng trẻ cho làng Nang Long-O Sơr, giải nhì cho làng O Gia; giải nhất đội cồng chiêng lớn được trao cho làng O Pếch và giải nhì cho làng Sát Tâu. Việc tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng góp phần vận động  người dân cùng chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Minh Thoan – Phương Lộc
Lượt xem: 6
Các tin khác
    Thanh niên trồng dâu, nuôi thỏ làm giàu Thanh niên trồng dâu, nuôi thỏ làm giàu
    Nông dân Ia Grai đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ... Nông dân Ia Grai đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ tiên tiến
    Người làm nở hoa vùng sỏi đá Người làm nở hoa vùng sỏi đá
    Nông dân mạnh dạn sản xuất cà phê bột mang lại hiệu quả cao Nông dân mạnh dạn sản xuất cà phê bột mang lại hiệu quả cao
    Nông dân Ia Pếch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm Nông dân Ia Pếch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm