Trang chủ > Giới thiệu chung > Quá trình hình thành và phát triển
Xã Ia Tô được thành lập từ năm 1976 có tên là xã Ia Grai thuộc huyện Chư Păh cũ với thành phần dân số chủ yếu là người Jrai tại chỗ và một số hộ dân đến ở theo diện kinh tế mới, năm 1996 đổi tên thành xã Ia Tô thuộc huyện Ia Grai, đến năm 2005 trên cơ sở xã Ia Tô tách 03 làng (làng Châm, làng Hluh, làng khớp) để thành lập xã Ia Grăng.
         Qua 42 năm thành lập và phát triển với những biến đổi to lớn làm thay đổi địa giới hành chính, xã Ia Tô luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển về kinh tế - văn hóa, xã hội và giữ vững an ninh chính trị chung của toàn huyện, là cầu nối giữa trung tâm huyện với các xã phía tây. Vị trí đại lý đã tạo lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác vị trí này rất thuận lợi trong mối liên kết giao thương với các vùng xung quanh đặc biệt là các xã biên giới và huyện Đức Cơ.
          Xã Ia Tô có tỉnh lộ 664 chạy qua nối thành phố Pleiku với các xã phía tây huyện Ia Grai trong đó có xã Ia Chía là xã biên giới là nơi tiếp giáp giữa huyện Ia Grai và huyện Đức Cơ, xã nằm cách thành phố Pleiku 32 km, cách thị trấn Ia Kha 13 km về phía tây.
         Địa giới hành chính của xã: Phía Đông giáp xã Ia Pếch, Phía Tây giáp xã Ia Krăi, Phía Nam giáp xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, Phía Bắc giáp xã Ia Grăng. Tổng diện tích tự nhiên là 7.923,75 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 7611,58 ha; đất nuôi trồng thủy hải sản: 3,08 ha; đất phi nông nghiệp: 311,87 ha. Với đặc thù là đất đỏ Bazan phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp như: cà phê, tiêu, điều. Bên cạnh đó trong những năm qua bà con chuyển đổi một số diện tích hoặc trồng xen cây ăn quả như: chôm chôm, sầu riêng, bơ… với diện tích khoảng 25 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.
         Bên cạnh trồng trọt chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định nhằm tận dụng đồng cỏ tự nhiên và thức ăn trong nông nghiệp. Mặt khác mô hình nuôi ong lấy mật, toàn xã có hơn 6.290 đàn ong với sản lượng mật ong chất lượng cung cấp số lượng lớn ra thị trường giúp bà con nhân dân ổn định kinh tế.
           Dân số: 2.864 hộ với
12.239  nhân khẩu. Trong đó có 8 thôn, 07 làng, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 36 %.
Trên địa bàn có 02 công ty đứng chân trên địa bàn: gồm công ty cà phê Ia Châm, công ty cà phê Ia Blan đã giải quyết lớn về lao động tại địa phương. Hơn nữa hàng năm Công ty có đóng gớp lớn trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường điện cho nhân dân.
          Về tôn giáo: Xã có 03 tôn giáo chính: Công giáo (giáo sứ Ia Tô) khoảng 1300 tín đồ tại 11 thôn, làng; Tin lành Miền nam việt nam khoảng 221 tín đồ tại 5 làng; Phật giáo (chùa Kiều Đàm Di) khoảng 600 tín đồ. Nhìn chung các tôn giáo sinh hoạt bình thường, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Trong những năm qua cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt đọng tôn giáo, triển khai các văn bản hướng dẫn, thăm hỏi tặng quà các điểm tôn giáo nhân dịp lễ tết.
                                                                                                                                                                                                      BAN BIÊN TẬP