Trang chủ > Giới thiệu chung > Cơ cấu tổ chức
I. Cơ cấu tổ chức 
Đảng ủy - HĐND - UBND - Mặt trận TQVN và các đoàn thể 
- Đảng ủy:
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Quê quán
1 Rơ Châm Tin 1977 Bí thư Đảng ủy - Bí thư CB Quân Sự Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2 Puih Them  1988 Phó Bí thư thường trực Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
3 Ksor Glới 1960 Bí thư chi bộ Jut 1 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
4 Puih Dol 1963 Bí thư chi bộ Jut 2 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
5 Rmăh Blơt 1955 Bí thư chi bộ Klăh 1 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
6 Puih Bôi 1976 Bí thư chi bộ Klăh 2 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
7 Puih Rên 1982 Bí thư chi bộ Blang 1 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
8 Puih Blul 1956 Bí thư chi bộ Blang 2 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
9 Ksor Alunh 1963 Bí thư chi bộ Blang 3 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
10 Ksor Hich 1971 Bí thư chi bộ Breng 1 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
11 Ksor Hlơ 1963 Bí thư chi bộ Breng 2 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
12 Hồ Viết Khang 1965 Bí thư chi bộ Breng 3 Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
13 Puih Aluih 1980 Bí thư chi bộ Ia Tong Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
14 Puih Glêl 1966 Bí thư chi bộ Brel Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
15 Đặng Thị Mừng 1954 Bí thư chi bộ Hà Thanh Xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
16 Đỗ Thị Nga 1969 Bí thư chi bộ trường Mẫu giáo 20/4 Xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
17 Hoàng Thị Bích Lân 1974 Bí thư chi bộ trường TH Lý Tự Trọng Xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
18 Ngô Thị Phương Yến 1979 Bí thư chi bộ trường TH Ngô Mây Xã Điện Trung, huyện Điện Bàng, tỉnh Quảng Nam
19 Lỡ Ngọc Thanh 1965 Bí thư chi bộ trường THCS Trần Phú Xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
20 Phan Thanh Xuân 1984 Bí thư chi bộ Công an Xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

- Hội đồng nhân dân:
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Quê quán
1 Rơ Châm Tin 1977 Bí Thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2 Rcơm H'Lê 1987 Phó Chủ tịch HĐND xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
 
 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
- Ủy ban nhân dân xã:
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Quê quán
1 Puih Blí 1980 Chủ tịch UBND xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2 Đặng Lương Minh Điệp 1982 Phó Chủ tịch UBND xã Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
3 Siu Hnit 1980 Phó Chủ tịch UBND xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
4 Trương Thị Nhung 1991 Văn phòng - Thống kê Xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
5 Trương Thị Mỹ Nhung 1980 Văn phòng - Thống kê Xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định
6 Trần Thị Thanh Thúy 1990 Văn hóa - Xã hội Xã Quảng Liên, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
7 Ksor Tư 1985 Địa chính - Xây dựng Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
8 Phạm Thị Thảo 1986 Tài Chính - Kế toán Xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
9 Nguyễn Thị Hồng Thuận 1983 Tài Chính - Kế toán Xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
10 Lê Phước Hùng 1987 Tư pháp - Hộ tịch Xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
11 Rơ Châm Si 1982 Tư pháp - Hộ tịch Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
12 Bùi Ngọc Tuyên 1986 Địa chính - Xây dựng Xã Phú Cường, tp. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
13 Ksor Bon 1978 Văn hóa - Xã hội Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
14 Đinh Xuân Trung 1984 Chỉ huy trưởng QS xã Xã Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
15 Phan Thanh Xuân 1984 Trưởng Công an xã Xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

     Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
*Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã:
 1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch , Phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân xã, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc xã và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng Pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.
4. Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN UBND, CHỦ TỊCH UBND XÃ
Điều 35.Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân 
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
 IV.  CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO UBND XÃ
Phân công nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch xã
 1.Chủ tịch UBND:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân thị trấn;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị trấn; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
 2. Phó Chủ tịch UBND:
- Phó Chủ tịch UBND xã được Chủ tịch UBND xã phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chỉ đạo một số ban ngành chuyên môn thuộc UBND xã
- Phó Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND xã; đồng thời cùng các thành viên khác của UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND xã trước HĐND cùng cấp và UBND huyện.
- Trong thực thi nhiệm vụ, nếu phát sinh những vấn đề chưa được quy định, Phó Chủ tịch phải kịp thời báo cáo Chủ tịch giải quyết. Trường hợp vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác do Phó Chủ tịch khác phụ trách thì các Phó Chủ tịch phải chủ động phối hợp giải quyết, nếu các Phó Chủ tịch có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch đang phụ trách công việc đó phải báo cáo Chủ tịch xem xét, quyết định.
3. Ủy viên Ủy ban nhân dân:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, UBND xã về công việc được phân công phụ trách; đồng thời tham gia giải quyết công việc chung của UBND xã, cùng các thành viên khác của UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND xã trước HĐND xã và UBND huyện.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một hoặc một số lĩnh vực được phân công; giải quyết theo thẩm quyền và trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND xã giải quyết các đề nghị thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND xã; tham gia ý kiến và biểu quyết về các vần đề thảo luận tại phiên họp UBND xã; tham gia ý kiến với các thành viên khác của UBND xã để xử lý các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc các vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND xã.
4. Công chức xã:
- Công chức Trưởng Công an xã
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao;
d) Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này;
đ) Đối với xã, thị trấn bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã thì nhiệm vụ của Công an xã chính quy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Quốc phòng và các quy định khác có liên quan;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Văn phòng - Thống kê
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Tài chính - kế toán
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Tư pháp - hộ tịch
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
- Công chức Văn hóa - xã hội
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;
Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương;
Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;
Theo dõi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Quê quán
1 Ksor Huan 1968 Chủ tịch MTTQVN xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2 Siu H'Roan 1988 Bí thư Đoàn Thanh niên xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
3 Ksor H'Kríu 1981 Chủ tịch HND xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
4 Puih Tân 1990 Chủ tịch HCCB xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
5 Puih H'Sới 1985 Chủ tịch HLHPN xã Xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai